Trong thiết kế nhà đẹpchủ nhà và kiến trúc sư thường quan tâm đến những yếu tố bổ trợ khác sau đây:
Giếng trời, ánh sáng tự nhiên:
Thông thường, khi nhà ống có chiều dài khoảng 10 m trở lên thì nên thiết kế giếng trời. Độ rộng giếng trời tùy thuộc vào diện tích khu đất, nhưng không nên nên nhỏ hơn 1 m vì sẽ gây thiếu thẩm mỹ. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng.
Cấu tạo giếng trời có 3 phần gồm phần chân tiếp xúc mặt đất, phần lưng và phần mái. Phần chân có thể bố trí cây hoa, non bộ kết hợp với không gian tiếp khách hoặc phòng ăn. Phần lưng là nơi chiếu sáng cho các tầng bên trên. Phần mái để chiếu sáng, thông gió.
Với đặc điểm không gian cao và hẹp, ánh sáng yếu, bạn có thể trang trí giếng trời giống như một thác nước, một vách nổi để tạo cảm giác đưa thiên nhiên vào trong nhà. Cũng có thể biến giếng trời thành nơi trưng bày các bộ sưu tập như chân dung gia đình, các loại cây, hoa... để tạo cảm giác sinh động khi đi lại trên cầu thang. Giếng trời cũng là nơi thích hợp để treo loại đèn chùm buông thả dài hoặc trang trí hoa, bóng trong những dịp lễ Tết.
Nhược điểm của giếng trời là gây tiếng ồn. Vì vậy, cần chọn bố trí các vật liệu chống ồn. Nơi trồng cây, bố trí thác nước phải được chống thấm tốt. Chỗ trồng cây phải thuận tiện tưới nước. Các vật dụng treo ở thành cầu thang, giếng trời phải dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, không va đập vào đầu người đi lại. Ngoài ra, các cửa sổ, hành lang mở ra giếng trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ. Không bố trí chỗ ngồi ngay dưới chân giếng trời để đảm bảo an toàn.
Khu vệ sinh: Những điều nên làm khi thiết kế vệ sinh:
1. nên thiết kế ở những nơi có ánh sáng và thông khí tự nhiên như giếng trời, vị trí thang có thông gió tự nhiên hoặc ở mặt tiền (người việt nam không thích vệ sinh đưa ra mặt tiền, vì không đẹp).
2. nên đặt ở những vị trí cuối nguồn gió ( bạn nên xem lại cách xử lý thông gió ở chuyên mục trước)
3. nếu có hơn 2 vệ sinh thì nên thiết kế gần nhau để có thể chung ống kỹ thuật ( sẽ tiết kiệm chi phí ống cấp thoát nước và vị trí đặt ống kỹ thuật trong nhà).
4. nếu nhà không quá dài, dưới 15m thì nên đặt vệ sinh ở cuối nhà và kết hợp với khoảng thông tầng nhỏ và sàn nước.
Những điều nên tránh trong thiết kế vệ sinh:
1. không thiết kế vệ sinh tầng trên nằm chèn lên các phòng chức năng tầng dưới. ví dụ: phòng ngủ, phòng thờ, phòng khách, phòng ăn ...
2. không đặt vệ sịnh tầng trên và tầng dưới có khoảng cách quá xa nhau.
3. cửa phòng vệ sinh không nên hướng về các vị trí tối kị trong phong thủy như: bếp, bàn ăn, giường ngủ, salon khách, phòng thờ...
4. không nên bố trí vệ sinh ở những nơi có tầm nhìn tốt, gây mất mỹ quan, vì trong nhà phố diện tích cho nhà vệ sinh rất nhỏ, rất khó phô trương...
Sân vườn tiểu cảnh:
Không gian nhà ống chật hẹp hiện nay khiến mảng xanh ngày càng trở nên hiếm hoi. Tìm kiếm vị trí thích hợp và tạo lập khoảng xanh thư giãn, đặc biệt trên sân thượng là xu hướng nổi bật hiện nay trong nhà phố.
Hiện nay có nhiều công ty, nghệ nhân thiết kế đã biến sân thượng trở thành vườn với nhiều biến thể phong phú. Đây cũng là biện pháp chống thấm, chống nóng hiệu quả cho mái bằng. Nói chung, vườn sân thượng nên làm theo kiểu vườn "treo", tức là các phần đổ đất trồng cây hoặc hồ nước không bám trực tiếp lên sàn sân thượng mà được làm cách khoảng với sàn hai lớp, có bố trí thoát nước để chống thấm và xử lý kỹ thuật dễ dàng.
Do tính chất vườn trên cao không thể như vườn dưới đất, cần chọn loại cây phù hợp và tránh làm quá rậm hoặc pha nhiều thứ. Cũng cần bố trí khoảng tập thể dục hoặc lối đi lại, chỗ ngồi nghỉ và đôi khi chỉ cần mộ rẻo nhỏ trồng cây nền, điểm xuyết vài mảng hoa, còn lại bố trí chỗ ngồi, ta vẫn có thể tạo nên góc thiên nhiên hữu dụng.
Góc sân thượng cũng có thể bố trí gạch thẻ, đổ đất trồng hoa dừa và mười giờ cùng với cây lá sáng làm nền. Thêm vào một bụi trúc và dừa Hawaii, ta có thể có ngay một trốn thư giãn nhiệt đới ấm áp mà không cần quá tốn kém. Tính toán trước khoảng lam để treo vài giỏ hoa, phần nền chỉ thuần trồng cỏ xanh ngắt. Cách dùng cây cối có chọn lọc và không cần sắp đặt cầu kỳ khiến khoảng vườn nhỏ này luôn nhẹ nhàng và tĩnh lặng, hợp cho những gia chủ có lối sống hướng nội.
Chống ồn:
Trong cuộc sống hiện nay, tiếng ồn luôn là 1 trong những nguyên nhân gây ra sự căng thẳng và sự khó chịu trong sinh hoạt gia đình. Vì vậy việc chống ồn đối với nhà phố cũng là 1 vấn đề đáng quan tâm.
- Mái nhà : sử dụng mái ngói sẽ tăng hiệu quả giảm ồn .
- Trần nhà : đóng trần sẽ góp phần chống ồn từ mái xuống cũng như từ tầng trên xuống . Để đóng trần, thông thường người ta thả đà trần và đóng ván ép hoặc sử dụng tấm trần nổi .
- Sàn nhà : nên sử dụng vật liệu gỗ hoặc ván ép , ngoài ra có thể sử dụng thảm lót sàn để hút âm giảm tiếng động .
- Hệ thống cửa : không nên lắp các cánh cửa đối diện trực tiếp với nhau nhằm đảm bảo âm thanh không được truyền qua và lọt vào phòng.
Chọn lựa các loại cửa cách âm bằng kính hoặc gỗ, ván nhân tạo đem lại hiệu quả cao. Khi lắp đặt cần chú ý hạn chế tối đa các khoảng hở, sử dụng đệm hoặc mối nối cao su để bảo vệ cửa và bịt kín các khe hở nếu có.
- Các loại rèm, màn cửa cũng góp phần cách âm khá tốt và tạo tính thẩm mỹ cao.
- Trồng cây trước nhà : nếu đất nhà bạn có khoảng sân đủ rộng thì bạn nên trồng cây hoặc thảm cỏ để hút âm, giảm tiếng ồn của xe cộ.
Cầu thang:
Cầu thang ngoài tác dụng làm cầu nối giao thông chính trong nhà giữa các tầng. Ngày nay, cầu thang còn được làm điểm nhấn trong nhà. Cần được bố trí hợp lý và trang trí đẹp cầu thang sẽ trở thành một tác phẩm kiến trúc nội thất trong nhà.
Và cầu thang cũng cần được lưu ý những điểm sau đây:
- Độ rộng hợp lý và độ cao của bậc cầu thang: Độ rộng trung bình của bậc thang nhà ở 24-27cm, do đó chiều cao của bậc thang thường là 16-19cm.
- Vị trí hợp lý đặt cầu thang: Vì cầu thang đảm bảo giao thông theo chiều đứng nên vị trí của thang phải được bố trí để đảm bảo và liên hệ với các không gian chức năng từ thang đế để từ đó có sự liên hệ với các tầng. Do đó, cầu thang được bố trí ở vị trí trung tâm của ngôi nhà là tốt nhất.
- Nguyên tắc số bậc cầu thang: Theo quan điểm Phong Thủy của người Phương Đông, số bậc thang nên rơi vào số Sinh (Sinh - Lão - Bệnh - Tử). Do đó, bậc cầu thang thường rơi vào các số theo công thức 4n+1 như là 13,17,21,25… với mong muốn luôn mang lại sức khoẻ, may mắn, tài lộc cho gia chủ.
- Chiếu nghỉ : Từ cầu thang bước vào cửa phòng nên có khoảng đệm hay còn gọi là chiếu nghỉ. Chiếu nghỉ có vai trò đúng như tên gọi của nó dùng để nghỉ chân trong quá trình đi lại trên Cầu thang đẹp.
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 3
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 4
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 5
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 6
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 7
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 8
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 9
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 10
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 11
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 12
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 13
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 14
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 15
Thiết kế nhà ống nhà lô đẹp-mặt tiền nhà đẹp hẹp 3m-4m mẫu nhà 16
KTSHANOI Chúc bạn xây được ngôi nhà đẹp như ý
Thiết kế nhà đẹp - thi công nội thất - tư vấn giám sát hotline 0913038356