Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 2 biện pháp thi công xây nhà trọn gói quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải để ý đến bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của các giai đoạn sau. Nhà thầu nào thực hiện tốt các giai đoạn này cũng là một trong những minh chứng cho bạn đã lựa chọn được nhà thầu tốt. Nếu như bạn muốn lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà trọn gói hay nhà thầu phần thô thì nên chú ý đến các các nhà thầu tiến hành ở những công trình trước để đưa ra quyết định có nên lựa chọn nhà thầu này đảm nhiệm công trình của mình hay không?.
1/ Biện pháp thi công cọc gia cố móng - Nếu nhà bạn nằm ở vị trí có nền đất yếu chắc chắn phải tiến hành ép cọc gia cố trước khi làm móng nhà, cọc sử dụng có thể là cọc khoan nhồi, cọc ép bê tông cốt thép, hoặc cừ tràm ép giá cố dưới đáy móng băng. Trường hợp nào bạn cũng căn cứ vào các công trình đang xây dựng cùng quy mô gần khu đất của bạn và tham khảo lựa chọn cho phù hợp kinh tế và chất lượng yêu cầu.
- Móng khoan nhồi phù hợp sử dụng với những vị trí có thiết kế nhà đep liền kề yếu mà biện pháp cọc ép và cọc tràm không thể thực hiện được, ưu điểm chất lượng rất cao, nhược điểm là giá thành tương đối cao trong tất cả các hình thức móng có thể sử dụng cho nhà ở.
- Móng ép cọc phù hợp với nơi rộng rãi, đường lơn để thiết bị cơ giới có tải trọng lớn có thể vào được, ưu điểm chất lượng tốt, giá thành phù hợp, nhược điểm dễ gây ảnh hưởng lên công trình lân cận, nên tính toán và lựa chọn theo thực tế quan sát công trình liền kề đủ cứng cáp thì mới lựa chọn
- Móng băng gia cố cừ tràm sử dụng ở nơi có địa chất là bùn lầy, có mạch nước ngầm lớn, phù hợp các quận 7, quận 8, nhà bè, ưu điểm rẻ, nhược điểm là khả năng chịu lực kém nên chỉ sử dụng cho các công trình có qui mô vừa và nhỏ không sử dụng được cho các công trình có qui mô lầu cao nhiều, tải trọng lớn.
- Móng băng đặt trực tiếp trên nền đất, không sử dụng biện pháp gia cố bằng cọc, phù hợp cho những nơi có nền đất cứng, không ráo, mựt nước ngầm nằm ở sâu dưới móng. Ưu điểm rẻ, nhược điểm dễ gây ảnh hưởng lên công trình lân cận, nên đào thi công tuần tự từng móng một nhằm hạn chể ảnh hưởng lớn lên công trình lân cận.
2/ Biện pháp thi công đào đất hố móng, tầng hầm, bể ngầm - Có thể đào bằng xe cơ giới, hoặc đào bằng thủ công, xong đây là công đoạn tương đối dễ gây ảnh hưởng lên công trình lân cận nên đòi hỏi nhà thầu và gia chủ cần có tính toán phù hợp biện pháp thi công an toàn và có giải pháp gia cố vách hố đào tùy từng tình huống để phòng tránh sạt lở đất nền móng công trình lân cận dẫn đến thưa kiện, đền bù tốn kém.
- Đặc biệt các công trình thi công hạng mục này trong mùa mưa thì càng phải hết sức cẩn thận vì dễ xảy ra tình trạng sạc lở lớn khi trời mưa mà hố đào đang thi công dang dở.
Ngoài ra, khi có thời gian bạn nên quan sát các nhà thầu tiến hành thi công xây dựng các công đoạn thi công khác như: biện pháp thi công cốt pha móng, cột, dầm, sàn; biện pháp thi công cốt thép; biện pháp thi công đổ bê tông vào cột, dầm, sàn, móng; công tác trát tường,… để gửi gắm công trình của mình đúng nhà thầu uy tín. Biên tập Thu Hoài - Ktshanoi
|