Đầu tiên, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) sau mới gọi là Nhà Thờ Lớn (còn có tên gọi : Nhà thờ Chính tòa Hà Nội). Nhà thờ lớn khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, vì ít tiền nên nó được xây bằng gạch, vôi, ... những vật liệu địa phương rẻ tiền. Cũng như nhiều nhà thờ khác ở VN, nó đã được bản địa hóa bằng các chi tiết trang trí chạm trổ, sơn son thếp vàng mang đậm nét Việt. Tất nhiên nó cũng được làm theo kiểu Gô tích, nhưng không kỹ càng và chi tiết như ở Châu Âu. Các công trình tôn giáo thể hiện rất rõ nét tiến trình văn hóa của một dân tộc. Thời Lý với sự phát triển của đạo Phật. Đến thời Nguyễn thì đạo Thiên Chúa phát triển mạnh mẽ, đương nhiên khi người Pháp vào Việt Nam thì sẽ khẳng định văn minh của mình ở xứ thuộc địa. Họ đã cho phá bỏ chùa Báo Thiên, một biểu tượng của Phật Giáo Việt Nam thay vào đó bằng Nhà Thờ Lớn. Cafe ở đây được nghe chuông nhà thờ, và nghe thêm Bài Thánh ca buồn nữa thì... "Bài thánh ca đó còn nhớ không em Noel năm nào chúng mình có nhau Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt .."
Nếu bạn hỏi người trong ảnh, ông nắm rất rõ lịch sử Nhà Thờ Lớn
Vị trí của Nhà Thờ Lớn trong quần thể Tên gọi Gô tích có lẽ bắt nguồn từ chữ Goths - xứ Gốt (tham khảo thêm wiki), để chỉ kiểu kiến trúc có vòm cửa nhọn, mái vòm cuốn, tháp nhọn nói chung.
Hình ảnh nội thất - một kiến trúc Gô tích điển hình KTS Nguyễn Bắc
Theo Ashui www.ktshanoi.net Thiết kế kiến trúc - thi công xây dựng
|