Phân định không gian chức năng trước khi thiết kếNhà ống có chiều ngang hẹp, nên vì vậy phải tính toán thật kỹ các không gian chức năng trước khi thiết kế. Tùy vào số thành viên trong gia đình, nhu cầu sử dụng của gia đình và cả nguồn tài chính để gia chủ quyết định. Thông thường, tầng 1 sẽ là nơi đặt phòng khách, phòng bếp. Nếu nhà cao tầng hơn cũng có thể đẩy phòng khách hoặc phòng bếp lên tầng 2. Từ tầng 2 đến tầng 4 thường là phòng ngủ. Trên cùng sẽ là tầng thượng để làm phòng thờ hoặc sân phơi. Để có được không gian sống tiện nghi, thoải mái và đầy đủ trong căn nhà ống thực sự không khó. Thiết kế nhà ống có phong cách thống nhấtĐa phần hiện nay, nhà ống đều được thiết kế theo phong cách hiện đại. Nhưng vẫn có rất nhiều gia đình lựa chọn nhà ống phong cách cổ điển đấy nhé. Dù thiết kế theo phong cách nào cũng cần có sự thống nhất giữa phong cách từ trong ra ngoài và giữa các tầng với nhau. Không phải ngẫu nhiên nhà ống thường mang phong cách hiện đại. Bởi phong cách này đơn giản hơn, tiết kiệm chi phí hơn đặc biệt thích hợp với những ngôi nhà ống không quá rộng rãi. Đảm bảo ánh sáng cho từng không gianMột trong những hạn chế rất lớn của nhà ống chính ở vấn đề ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Với đặc điểm cao tầng, chiều dài lớn chiều rộng lại hẹp nên nếu không thiết kế khoa học, rất dễ khiến những khu vực tầng thấp thiếu sáng tự nhiên. Có rất nhiều giải pháp giúp bạn tăng ánh sáng cho mọi không gian trong nhà ống như giếng trời, cửa sổ, cửa kính… Thiết kế hợp phong thủyPhong thủy luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Không thể bỏ qua yếu tố phong thủy trong thiết kế nhà ở nói chung và nhà ống nói riêng. Một ngôi nhà hợp phong thủy cần được thiết kế theo cung mệnh tuổi tác của gia chủ. Ngôi nhà dù có đẹp, có tiện nghi bao nhiêu nhưng không hợp phong thủy cũng khó đem đến cuộc sống lý tưởng. Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà phố nhà ống. Biên tập Kts Hanoi
|